Khó tiêu, ợ nóng thường do ăn đồ béo, đồ dầu mỡ làm cho tức bụng, khó tiêu và còn ợ nóng làm cổ khó chịu. Ngoài ra, khó tiêu còn có thể do viêm loét dạ dày, gây nóng rát dạ dày. Vậy làm sao để ứng phó kịp thời khi gặp phải tình trạng khó chịu này?
1. Kẹo cao su:
Thật lạ với việc nhai kẹo cao su có thể làm giảm chứng ợ nóng. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2001, các nhà nghiên cứu từ ĐH Wake Forest ở Bắc Carolina, Mỹ đã phát hiện nhai kẹo cao su làm tăng độ pH ở thực quản và hầu họng, dẫn tới làm giảm tác động của ợ nóng. Theo báo cáo trên New York Times, đó là vì kẹo cao su đẩy lùi dịch và làm cho thực quản đầy nước bọt có tính kiềm, giúp trung hòa các axit gây ra ợ nóng liên quan tới chứng khó tiêu. Việc bạn cần làm là nhai kẹo khi ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ xong.

2. Cam thảo:
Cam thảo là 1 loại quả thường sử dụng làm ô mai nhưng chúng còn có tác dụng trong y học. Và khoa học đã cho thấy cam thảo có thể đẩy lùi ợ nóng, khó tiêu một cách hiệu quả. Theo Trung tâm Y ĐH Maryland, Mỹ phương pháp điều trị kết hợp cam thảo, bạc hà, hoa cúc cho thấy hiệu quả cao trong giảm một số triệu chứng tồi tệ nhất của chứng khó tiêu. Điều này là do cam thảo có thể hỗ trợ chữa lành niêm mạc dạ dày. Rễ cây cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển tiềm ẩn của những vi khuẩn có hại trong dạ dày và làm giảm viêm. Nó chưa từng được sử dụng trong bất cứ một thử nghiệm lâm sàng nào về những bệnh liên quan tới khó tiêu.

3. Nha đam (Lô hội):
Bạn biết rằng công dụng lô hội rất nhiều, nó không chỉ làm đẹp, làm món ăn, mà còn sử dụng để trị bỏng, và còn khá hiệu quả khi sử dụng trong việc giảm chứng khó tiêu. Nha đam chứa chất nhuận tràng barbaloin, aloin, aloe-emodin, có hiệu quả chống viêm niêm mạc dạ dày. Hiện chưa có nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả chữa bệnh của cây lô hội với chứng ợ nóng. Trung tâm Y Langone New York đã gọi sự bổ sung này là phương pháp điều trị tự nhiên được khuyến nghị cho các dạng bỏng thực quản.

4. Trà hoa cúc:
Loại trà được hãm từ hoa cúc cùng với một ít vỏ chanh pha thêm chút mật ong cũng giúp chữa đầy hơi khá tốt. Tuy nhiên, không nên áp dụng những cách chữa đầy hơi này cho trẻ nhỏ vì mật ong không được dùng cho những bé dưới 12 tháng tuổi.

5. Uống nhiều nước:
Nước là một thứ thật gần gũi, đâu cũng thấy nhưng tác dụng của nước đối với sự sống là vô cùng vô cùng kinh khủng. Ngoài việc uống nước để cung cấp chất ẩm cho cơ thể còn giúp bôi trơn hoạt động của hệ tiêu hóa. Chọn những loại thức uống lành mạnh như nước lọc, nước ép từ rau, củ, quả hay các loại trà thảo mộc…, tránh sử dụng caffeine vì chúng có thể gây căng thẳng cho bao tử, khiến cơ quan tiêu hóa trở nên mệt mỏi hơn.

6. Nằm nghiêng về bên trái khi ngủ:
Một nghiên cứu đăng trên tờ The Journal of Clinical Gastroenterology chỉ ra rằng nằm ngủ nghiêng về bên trái là cách tốt nhất để tránh ợ nóng vào buổi tối. Tuy nhiên ngủ nghiêng về bên phải dường như có tác động ngược lại và làm tăng ợ nóng. Điều này có thể là do ngủ nghiêng về bên phải làm tăng thời gian cần để loại bỏ axit ra khỏi thực quản. Nằm thẳng lưng khi ngủ cũng liên quan tới tăng các triệu chứng vì nó làm gián đoạn sự lưu thông của axit từ thực quản.

Và đó là một số chia sẻ cungtoikhampha.com đã tìm hiểu và tham khảo từ nhiều nguồn, nhiều ý kiến khác nhau. Và hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn giảm bớt sự khó chịu từ chứng ợ nóng, khó tiêu, tức bụng.