Theo quan niệm dân gian, tháng Giêng là tháng ăn chơi, thế nên cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc sẽ có nhiều hoạt động mang đậm văn hóa, đây cũng là dịp diễn ra nhiều lễ hội lớn nhất trong năm. Nhưng trước tiên hãy cùng chúng mình khám phá 10 lễ hội Xuân nổi tiếng ở miền Bắc đã nhé!
1. Lễ hội chùa Hương - Hà Nội

(Hàng vạn du khách về với miền đất phật Hương Sơn, nơi danh thắng Chùa Hương. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2. Lễ hội chùa Yên Tử - Quảng Ninh
Khi nhắc đến Quảng Ninh chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay tới Vịnh Hạ Long- một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mà ít ai biết tới ngôi chùa Yên Tử- một ngôi chùa cực kỳ linh thiêng, là điểm đến tâm linh của rất nhiều du khách mỗi độ Tết đến.
(Chùa Yên Tử tọa lạc tại núi Yên Tử, như chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần thế)
Chùa Yên Tử tọa lạc tại núi Yên Tử, xã Yên Công, tp Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Hằng năm, cứ bắt đầu từ mùng 9 tháng Giêng thì dòng người lại nô nức đổ về để trẩy hội Yên Tử. Cũng như lễ hội chùa Hương ở Hà Nội, lễ hội Yên Tử cũng kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
(Thu hút đông đảo du khách. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
3. Lễ hội chùa Bái Đính - Ninh Bình
Lễ hội ở chùa Bái Đính là một trong những lễ hội Xuân đặc biệt nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua. Lễ hội chùa Bái Đính khởi đầu cho những lễ hội hành hương về miền đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Được bắt đầu từ mùng 6 Tết và cũng kết thúc khi hết tháng 3 âm lịch.
(Không khí nhộn nhịp tại lễ hội. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nếu như chùa Hương hay chùa Yên Tử thu hút du khách với khung cảnh thiên nhiên hữu tình thì chùa Bái Đính lại khiến người ta phải trầm trồ, ngưỡng mộ vì công trình kiến trúc đồ sộ, mang đậm màu sắc Việt Nam.
4. Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ
"Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3", câu ca ấy như đã nằm lòng trong mỗi người con đất Việt.
(Lễ hội Đền Hùng. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Dù có đi đâu hay làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn dân tộc. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày xưa truyền lại, cứ vào ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hằng năm, lễ hội đền Hùng lại được diễn ra, là dịp để con cháu tưởng nhớ đến các Vua Hùng ngày xưa đã có công gầy dựng đất nước. Lễ hội đền Hùng gồm 2 phần lễ và hội với nhiều hoạt động truyền thống được tổ chức linh đình, như phần dâng lên lễ vật để bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, nguồn cội và phần rước kiệu đầy sôi động chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng các du khách khi ai vinh dự có mặt tại lễ hội này.
(Lễ hội Đền Hùng. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
5. Lễ hội đền Trần - Nam Định
Đền Trần là một trong những ngôi đền thờ 14 vị Vua đời Trần của khu vực miền Bắc. Du khách đến đây với mong muốn xin được một tờ "ấn" và cầu mong công việc được thuận lợi, sự nghiệp được thăng tiến.
(Lễ hội Đền Trần. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngoài lễ phát ấn ra thì ở đây còn diễn ra vô số các hoạt động truyền thống là hát chèo, múa lân hay múa rồng. Lễ hội khai ấn đền Trần sẽ được tổ chức từ ngày 13 tới ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
6. Lễ hội đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh
Tuy chỉ là một ngôi đền nho nhỏ nhưng đền Bà Chúa Kho lại vô cùng uy lực, nhất là đối với giới kinh doanh. Họ đến đây để vay vốn với lòng tin năm mới sẽ làm ăn phát đạt, vốn liếng thì dư dả, dồi dào. Trong dịp lễ, có rất nhiều cửa hàng xung quanh ngôi đền để bán đồ cúng tế, đông đúc, tấp nập người ra kẻ vào.
(Lễ hội Bà Chúa Kho. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mặc dù phải đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch thì lễ hội mới chính thức diễn ra, thế nhưng ngay từ những ngày đầu năm dòng người đã nườm nượp đổ về ngôi đền linh thiêng này.
7. Hội Lim - Bắc Ninh
Cho dù bạn không phải người con sinh ra ở vùng Kinh Bắc, nhưng khi nhắc đến hội Lim, ít nhiều bạn cũng đã nghe qua lễ hội này vài lần trong cuộc đời mình, bởi lẽ hội Lim là một lễ hội lớn và cực kỳ nổi tiếng, nó diễn ra vào dịp đầu xuân.
(Hội Lim. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hội Lim diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14 tháng Giêng ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó ngày 13 là ngày hội chính với nhiều nghi thức lễ như rước, tế lễ các thành hoàng các làng, những danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân và lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy.
(Hội Lim. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phần được cho là hay nhất của hội Lim mà không thể không nhắc đến đó chính là hội thi hát diễn ra vào khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Nơi đó là một hồ nước nhỏ bên cạnh cánh đồng làng Lim, các liền anh liền chị sẽ đứng hoặc ngồi trong một chiếc thuyền rồng được sơn son thiếp vàng rồi từ từ rời bến trong những câu hát quan họ mang đậm màu sắc quê hương.
8. Hội Gióng - Hà Nội
Phù Đổng, ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm). Hội Gióng là nơi để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng- một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
(Hội Gióng. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
9. Hội Gò Đống Đa - Hà Nội
Hằng năm cứ vào mùng 5 Tết âm lịch, người dân lại tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây.
(Hội Gò Đống Đa giúp ôn lại những sự kiện lịch sử. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Là một trong những lễ hội xuân lớn nhất, rất nổi tiếng và cực kỳ hấp dẫn du khách thập phương. Họ đổ về đây dâng hương để bày tỏ lòng biết ơn tới các anh hùng nghĩa sĩ và ôn lại những trang sử hào hùng một thời của dân tộc. Đặc biệt lễ hội Gò Đống Đa còn có tục rước rồng lửa đã trở thành lễ hội truyền thống của người dân Hà thành. Sau đám rước rồng lửa sẽ là lễ dâng hương, lễ tế văn ở đình Khương Thượng và lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.
(Hội Gò Đống Đa. Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra lễ hội còn tổ chức các cuộc thi đấu võ, côn quyền, đánh trống,... rất đặc sắc. Trong các cuộc đấu võ không chỉ có nam giới mà còn có cả các chị em phụ nữ tham gia, thế nên lễ hội lúc nào cũng thu hút rất đông khách du lịch.
10. Lễ hội chợ Viềng - Nam Định
Diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm và là phiên chợ chỉ diễn ra 1 lần duy nhất trong năm, chợ Viềng được gọi là phiên chợ bán rủi cầu may. Không bán những sản phẩm ngoại lai cao cấp như ở các khu chợ khác, chợ Viềng là nơi chỉ buôn bán những thứ rất đỗi quen thuộc với con người như vật nuôi và cây trồng.
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngày nay, du lịch đầu Xuân dường như đã trở thành thói quen của rất nhiều gia đình Việt. Hy vọng với những thông tin về 10 lễ hội Xuân nổi tiếng ở miền Bắc mà Cùng Tôi Khám Phá đã chia sẻ đã giúp được phần nào cho chuyến du lịch đầu xuân của các bạn. Chúc mọi người có một chuyến hành trình đầu năm thật suôn sẻ, ấm áp và hạnh phúc.