KHÁM PHÁ THÚ VỊ : SỰ TIẾN HOÁ CỦA LOÀI NGƯỜI VỚI KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM NƯỚC ĐẶC BIỆT HƠN CÁC LOÀI LINH TRƯỞNG KHÁC
Một nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng, con người đã tiến hóa theo cách mà cơ thể của chúng ta tiêu thụ ít nước hơn rất nhiều so với các loài động vật có họ hàng gần nhất với con người.
Sự tiến hóa loài người (Ảnh minh họa)
Trước đây, chúng ta cứ nghĩ rằng, sự khác nhau giữa con người và tinh tinh là con người có thể đi lại bằng hai chân và chúng ta lại có bộ não lớn. Nhưng trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã cho ra thêm một kết quả cực kỳ bất ngờ khác, mang tính chất khoa học hơn đó chính là sự tiến hóa của con người còn có khả năng tiết kiệm nước hơn rất nhiều so với các loài động vật linh trưởng.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Current Biology đã so sánh lượng nước cần được tiêu thụ của 309 người, từ nông dân cho tới nhân viên văn phòng, trung bình chỉ tiêu thụ 3 lít nước mỗi ngày mà thôi. Trong khi đó, 72 con vượn trong vườn sở thú cũng như khu bảo tồn lại phải tiêu thụ lượng nước cao gần gấp đôi.
Kết quả này khá bất ngờ bởi con người có tuyến mồ hôi nhiều gấp 10 lần tinh tinh và tần suất hoạt động mạnh hơn nhiều lần so với loài vượn. Đáng lẽ ra loài người phải tiêu thụ lượng nước nhiều hơn thế. Vậy tại sao lại cho ra kết quả như vậy? Đó là bởi trong số các loài linh trưởng, loài người đã tiến hóa để trở thành mô hình có dòng chảy thấp.
Con người trung bình tiêu thụ trung bình 3 lít nước mỗi ngày, trong khi đó vượn có thể tiêu thụ gấp đôi (ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Cũng chính vì sự khác biệt này mà cơ thể của tổ tiên loài người đã cho phép họ được phiêu lưu xa hơn trên những vùng đất cằn cỗi. Đó được coi là một lợi thế lớn khi họ phải săn bắn hái lượm trên những thảo nguyên khô hạn, nơi không có lấy một giọt nước nào.
Mỗi nhà nghiên cứu đã tính toán lượng nước mà con người hấp thu qua thức ăn, đồ uống, cũng như đo lượng nước bị mất đi qua tuyến mồ hôi và đường nước tiểu.
Trong khi đó một thực tế cho thấy, các loài linh trưởng có một cuộc sống quá lười biếng. Chúng dành từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày để ăn uống, nghỉ ngơi và 10 giờ đồng hồ cho việc đi ngủ.
Sự khác biệt về tần suất hoạt động và lượng calo được đốt cháy trong cơ thể giữa người và vượn được các nhà nghiên cứu đem ra so sánh. Kết quả cuối cùng chỉ ra rằng khả năng tiết kiệm nước của loài người là có thật.
- Những giả thuyết được đặt ra cho khả năng tiết kiệm nước của loài người
Đã có những giả thuyết được đưa ra cho khả năng tiết kiệm nước của con người. Bởi trong các phát hiện mới nhất của các nhà nghiên cứu, ngoài việc chúng ta đã có một sự tiến hóa quá nhanh thì lại có thêm một cái gì đó đã bất ngờ thay đổi trong quá trình tiến hóa của chúng ta. Đó là sự khác biệt rất lớn về lượng nước cần dung nạp cho cơ thể trong một ngày giữa người và vượn.
(Ảnh mình họa, nguồn: Internet)
Phản ứng khát của cơ thể con người cũng xuất hiện ở một tần suất ít hơn rất nhiều so với họ hàng loài vượn. Và từ khi còn là một đứa trẻ mới lọt lòng, chúng ta cũng hấp thu lượng nước trong sữa mẹ là không nhiều, bởi tỷ lệ nước trong sữa mẹ thấp hơn tới 25% tỷ lệ nước trong sữa mẹ của các loài linh trưởng.
Những bằng chứng hóa thạch của người cổ đại khoảng 1,6 triệu năm về trước cũng cho thấy một điểm khác nhau rất rõ ràng nữa là loài người chúng ta có một sống mũi cao hơn khác thường so với họ hàng chúng ta là tinh tinh, khỉ đột – chúng dường như không hề có sống mũi và mũi thì lại phẳng hơn rất nhiều.
Sống mũi cao lên để một phần giúp con người tiết kiệm nước cho cơ thể. Khi con người hô hấp, hơi nước sẽ ngưng tụ lại bên trong mũi, biến nó trở lại thành chất lỏng và từ đó con người có thể tái hấp thu, đồng thời nó còn giúp chúng ta giữ được nhiều độ ẩm hơn cho cơ thể sau mỗi lần hít thở.
Vẫn còn những thắc mắc mà các nhà nghiên cứu cần được giải đáp, nhưng rõ ràng khả năng tiết kiệm nước trên con người là hoàn toàn có thật.
KẾT KẾT