Cây Mã đề là 1 loài cây rất dễ mọc và dễ trồng nhưng do chưa biết được công dụng của cây Mã đề nên nhiều người đã dọn sạch chúng chung với cỏ nên loài cây này trở nên không còn nhiều và không còn phổ biến, nhiều người không biết đến.
Đối với công dụng của nó thì cây Mã đề vừa có thể sử dụng để làm món ăn mà cón dùng trong việc chữa bệnh. Và là một loài cây nằm trong danh sách cây thuốc nam để chữa trị bệnh. Quan trọng là cây Mã đề rất dễ sử dụng và chế biến.
Vậy rau Mã đề có đặc điểm gì? Cây Mã đề được gọi với nhiều tên khác nhau như mã đề á, xa tiền... Đây là một loại câu có đặc điểm thân ngắn sống lâu năm. Lá Mã đề hình thìa, có cuống dài, mọc thành cụm từ gốc có gân dọc theo phiến đến ngọn. Đặc biệt hoa mã đề mọc ở nách lá, có cuống dài. Hoa đều, lưỡng tính, 4 cánh đài xếp chéo nhau, 4 cánh hoa mầu nâu, 4 nhị có chỉ nhị mảnh và dài. Dù không sặc sỡ như nhiều loài hoa khác nhưng hoa Mã đề thể hiện sức sống mãnh liệt, có thể vươn lên ở mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Công dụng của Mã đề trong y học:
Theo lương y Nguyễn Bá Thành - chủ cửa hàng bán thuốc Đông ý tại Hà Nội, trong lá cây Mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 gram lá chứa một lượng vitamin A rất lớn. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
---> XEM BÀI VIẾT LIÊN QUAN: CÔNG DỤNG CỦA QUẢ ỔI- GIÀU VITAMIN C, 1 QUẢ ỔI MỖI NGÀY GIÚP ĐẸP DA, GIỮ DÁNG
Nước sắc cây Mã đề rất mát lại có tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải chất độc cho thận. Chính vì vậy mà trong các bài thuốc dân gian điều trị các bệnh về thận bao giờ cũng có vị thuốc Mã đề.
Lá Mã đề có thể chữa đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
Hạt có thể điều trị tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Tuy có nhiều công dụng nhưng theo lương y Nguyễn Bá Thành, không dùng Mã đề cho phụ nữ có thai, người già thận yếu hay đi tiểu về đêm. Đối với trẻ nhỏ, nếu dùng Mã đề để điều trị ho sẽ hay gây hiện tượng đái dầm. Nhất là người dân nên tránh nhầm lẫn với cây Mã đề nước. Khi dùng Mã đề trong thực phẩm cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ Mã đề
Nóng gan mật và nổi mụn: Một nắm mã đề tươi rửa sạch nấu với 100g thịt heo, hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa liên tục trong 6 -7 ngày. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi rửa sạch giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng cay nóng, không rượu, cà phê. Dùng lá mã đề rửa sạch có thể dùng tươi hoặc phơi khô nấu nước uống.
Chảy máu cam: Hái một nắm mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nên nằm yên trên giường gối cao đầu, bã mã đề đắp lên trán.
Bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày, có thể sắc cùng một ít lá để uống.
Viên phế quản: Mỗi ngày dùng 6 -12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.
Chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi rửa sạch thái nhỏ, nấu với 100g - 150g giò sống cho trẻ ăn liền trong ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thương xuyên phòng được chốc lở.
Tiểu tiện ra máu: Dùng cây mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng hoặc thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm theo như trên và uống lúc đói.
Mẹo tạo ra những món ăn ngon, loại nước ngon từ rau Mã đề để dễ dàng ăn uống:
1. Canh Mã đề nấu với thit bò
Nấu như một loại rau thông thường. Chỉ cần thái nhỏ lá mã đề là có thể chế biến món canh thơm ngon, bổ dưỡng.

2. Rau mã đề xào với thịt bò
3. Rau mã đề nấu canh nấm
4. Rau mã đề nấu canh đậu hủ
5. Rau mã đề nấu canh giò sống
6. Rau mã đề nấu với râu bắp để uống

Mẹo bảo quản Rau mã đề: Phơi khô cây mã đề rồi cất kĩ.
---> XEM BÀI VIẾT LIÊN QUAN: LỢI ÍCH CỦA DẦU HẠT HƯỚNG DƯƠNG